Tổng hợp phần mềm quản lý VPS giúp bạn tìm được phần mềm phù hợp.
Trước khi cài đặt một phần mềm quản lý VPS. Bạn cần phải xem qua một vài lưu ý sau đã nhé:
- Bạn muốn VPS của bạn chỉ một mình bạn quản lý hay có phân cấp người dùng.
- Bạn có cần nhiều chức năng sẵn có hay không
- Bạn có rành các câu lệnh trên Linux hay không?
Sau khi xác định được các mục đích sử dụng VPS. Chúng ta chia thành 2 loại phần mềm quản lý VPS như sau:
- Một loại tối ưu, tối giản, chỉ người quản lý VPS thực hiện hoặc người quản lý VPS họ khá hiểu biết về kỹ thuật.
- Một loại được cấu hình sẵn các chức năng hoạt động trên môi trường Web.
Nếu bạn không muốn cài các phần mềm quản lý VPS thì bạn có thể cài trần VPS bằng:
- LAMP(Linux, Apache, MySQL, PHP) => https://doc.vsis.net/huong-dan-cai-dat-lamp-tren-centos/
- LEMP(Linux, Nginx, MariaDB, PHP) => https://doc.vsis.net/huong-dan-cai-dat-lemp/
A. Phần mềm quản lý VPS tối ưu, đơn giản sử dụng câu lệnh SSH.
Nếu bạn rành SSH, bạn không muốn quản trị bằng web, hay bạn muốn tối ưu tối đa VPS. Thì chúng ta xem các công cụ sau:
Phần mềm quản lý VPS bằng VPSSIM
VPSSIM là một sản phẩm của Việt Nam, là tên gọi tắt của VPS SIMPLE – một tiện ích tự động cài đặt và tối ưu Nginx – PHP – MariaDB (LEMP) cho Centos VPS. VPSSIM không hỗ trợ các hệ điều hành khác, nên fan của Ubuntu đành bỏ qua nó.
VPSSIM được tích hợp rất nhiều chức năng thể hiện bằng những menu thân thiện và dễ hiểu, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức khi sử dụng VPS. Với số lượng chức năng đủ để bạn không cần biết một dòng lệnh nào cũng có thể làm chủ VPS một cách dễ dàng nhất.
Do được làm bởi người Việt, nên VPSSIM có giao diện tiếng Việt, khá dễ sử dụng. Bạn không cần phải nhớ các câu lệnh như các ứng dụng khác. VPSSIM cũng khá nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam!
Có 1 điểm lưu ý là VPSSIM có 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Bản miễn phí giới hạn số website trên 1 VPS là 25. Bản trả phí giới hạn theo số lượng VPS sử dụng với chi phí từ 100.000 VND cho 1 VPS tới 1.000.000 VND cho số lượng VPS không giới hạn.
Các tính năng chính của VPSSIM
- Hỗ trợ cài đặt Nginx, MariaDB, PHP 7.2 và tích hợp module Google PageSpeed để tăng tốc website.
- Hỗ trợ cài đặt WordPress dễ dàng và tự động cấu hình cho các plugin cache cho WordPress.
- Hỗ trợ cài đặt 1 số forum như PHPBB, MyBB and SMF forum.
- Tích hợp chức năng tự động giám sát hệ thống. VPSSIM sẽ tự động email thông báo khi một trong 3 dịch vụ: MySQL, Nginx hoặc PHP bị dừng trên VPS.
- Tích hợp chức năng cài đặt SSL miễn phí qua Let’s Encrypt hoặc các PaidSSL (Comodo, Symantec, …) cho website.
- Tích hợp các chức năng bảo mật
- Tích hợp chức năng cài đặt và tạo tài khoản FTP cho từng website trên VPS. Hỗ trợ cấu hình giới hạn số file được phép upload và dung lượng cho từng tài khoản FTP như share host.
- Tích hợp sẵn chức năng sao lưu website và phục hồi toàn bộ website.
Các bạn xem hướng dẫn cài đặt VPSSIM tại đây nhé https://doc.vsis.net/huong-dan-cai-dat-va-su-dung-vpssim/
Phần mềm quản lý VPS bằng HocVPS Script
HocVPS Script là một tool khác của người Việt dùng để quản lý VPS. Cũng tương tự như VPSSIM, HocVPS Script chỉ chạy trên CentOS mà không hỗ trợ các hệ điều hành khác như Ubuntu.
HocVPS Script sẽ tự động cài đặt Nginx, MariaDB, PHP 7 (kèm theo Zend Opcache để tối ưu). Ngoài ra, nó còn cài thêm phpMyAdmin để quản lý cơ sở dữ liệu và eXplorer để quản lý file trên VPS.
Các tính năng chính của HocVPS Script
- Hỗ trợ cài đặt Nginx, MariaDB và PHP 7. Có update tự động cho Nginx, PHP, MariaDB.
- Hỗ trợ trình quản lý File Manager eXtplorer trực tiếp ngay trên web.
- Tự động cài đặt module Zend Opcache và có thể theo dõi status ngay trên web.
- Sử dụng được với cả domain www và non-www, tự động redirect giúp bạn.
- Theo dõi tình trạng server ngay trên web, có thể sử dụng mobile truy cập mọi nơi.
- Tích hợp một số công cụ bảo mật như Fail2ban hay thay đổi cổng SSH.
Các bạn xem hướng dẫn sử dụng và cài đặt ở bài viết này https://doc.vsis.net/huong-dan-cai-dat-va-su-dung-hocvps/
Phần mềm quản lý VPS bằng LarVPS
LarVPS là một scripts để cài đặt quản lý VPS được tối ưu hóa cao. Larvps là một dạng LEMP tối ưu như hocvps hay vpssim mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó. Do vậy Larvps chỉ cài đặt những cái cần thiết chỉ để phục vụ nhiệm vụ duy nhất là chạy Web. Larvps chỉ cài Linux + Ningix + PHP + MySQL mà thôi.
Tính năng của LarVPS gồm những gì?
- Thêm, xóa Domain không giới hạn
- Đổi port SSH đơn giản
- Cài đặt SSL Free Let’s Encrypt tự động gia hạn
- Hỗ trợ giao thức HTTP/2 và TLS 1.3
- Tự động cập nhật WP theo chỉ định
- Hỗ trợ CentOS 7 và 8
- Hỗ trợ Nginx 1.6.1
- Hỗ PHP 7.4.3
- Hỗ trợ MariaDB 10.5.1
- Hỗ trợ phpMyAdmin 5.0.1
- Hỗ trợ Memcached trong việc tăng tốc web
- Hỗ trợ Redis trong việc tăng tốc web
- Hỗ trợ Fail2Ban trong việc bảo vệ VPS
- Hỗ trợ tài khoản FTP và phpMyAdmin theo User kèm port bí mật cho mỗi User
- Quản lý phpMyadmin với Port bí mật
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng LarVPS được giới thiệu tại bài viết >> https://doc.vsis.net/larvps-la-gi-huong-dan-cai-dat-larvps/
Phần mềm quản lý VPS bằng EasyEngine
EasyEngine là 1 script để quản lý VPS, server chuyên phục vụ cho WordPress. Nó chạy được trên mọi hệ điều hành Linux (Ubuntu hay CentOS đều được) và cả Mac nữa. Điểm cộng của EasyEngine (EE) giúp chúng ta cài đặt 1 stack tối ưu cho WordPress. EE sử dụng web server Nginx thay vì Apache để có thể chịu được nhiều người truy cập hơn. Bạn cũng sẽ được cài đặt PHP 7 và Redis để tối ưu về tốc độ. Ngoài Redis, EE còn cấu hình cache tối ưu cho các website WordPress của bạn.
EE cung cấp nhiều câu lệnh để thêm/xoá website và quản trị cấu hình cho website, giúp cho bạn đỡ phải tự thao tác bằng dòng lệnh trên VPS nhiều.
Các tính năng chính của EasyEngine
- Cài đặt WordPress, Nginx, PHP, MySQL, Redis & deps. Lưu ý là EE chỉ hỗ trợ Nginx, không hỗ trợ Apache.
- Từ phiên bản 4 trở đi, chạy trên nền Docker để tách biệt từng website riêng, giảm thiểu nguy cơ bị hack toàn server.
- Tích hợp với Let’s Encrypt để cung cấp miễn phí.
- Quản lý cache cho WordPress tốt.
- Có khả năng bắt các email để debug.
- Tích hợp WP-CLI để quản lý site WordPress.
Quan trọng nhất là EasyEngine hoàn toàn miễn phí. Việc cài đặt nó cũng khá dễ dàng. Chỉ cần chạy các lệnh sau:
Các bạn xem hướng dẫn cài đặt tại đây nhé >> https://doc.vsis.net/easyengine-la-gi/
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng CentMin mod
Cũng giống như vpssim hay larvps. Centminmod Script là một Shell Script được sử dụng cho hệ điều hành CentOS 7 trở lên với khả năng tự động cài webserver sử dụng LEMP. Có đủ các mode cho bạn sử dụng.
Các tính năng chính
- Cài đặt NGINX bản mới nhất hoàn toàn tự động
- Hổ trợ thiết lập PHP-FPM cho NGINX và hỗ trợ HHVM.
- Hỗ trợ Redis Cache và SSL miễn phí từ Let’s Encrypt.
- Có thể tự cài WordPress mới nhất cho trang web.
- Tự cấu hình cho WP Super Cache, W3 Total Cache, Redis Cache và cả ngx_fastcgi_cache
- Có hỗ trợ Opcache, Memcached.
- Đã cài sẵn phpMyAdmin kèm bảo mật và Postfix cho việc gửi mail.
- Hổ trợ WP-CLI để quản trị WordPress qua dòng lệnh.
- Hổ trợ cấu hình NGINX cho WordPress Multisite.
Các bạn xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng Centmin Mod tại đây nhé
B. Cho mục đích chỉ phân quyền quản lý VPS, sử dụng quản trị qua web.
Nếu bạn sử dụng VPS với mình đích có quản lý khách hàng, có phân quyền, phân gói dịch vụ thì bạn hãy tìm hiểu các công cụ sau nhé:
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Cpanel/WHM
Cpane là một phần quản lý Hosting, Reseller được ưa chuộng nhất hiện nay. Cpanel đáp ứng được mọi nhu cầu nếu bạn muốn biến VPS thành cố máy kiến tiền bằng việc bán Hosting.
Chúng tôi có bài viết dành riêng cho Cpanel mời các bạn xem trực tiếp tại đây nhé ==>
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Plesk Panel
Cũng giống như Cpanel. Plesk Panel cũng được xây dựng để giúp bạn quản lý VPS tốt hơn trong việc chia nhỏ thành các Hosting, Reseller. Về chức năng Plesk không thua kém gì so với Cpanel. Tuy nhiên nó ra đời sau Cpanel nên ít được sử dụng hơn. Nhưng nó được ưu điểm là chi phí bản quyền rẻ hơn so với Cpanel.
Hướng dẫn sử dụng Plesk được chúng tôi viết chi tiết tại bài viết sau: https://doc.vsis.net/plesk-la-gi-huong-dan-cai-dat-plesk-panel/
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VestaCP
Cùng giống như Cpanel, Plesk, Direct Admin hay Sentora. VestaCP (Vesta Control Panel) cũng sinh ra để quản lý hosting trên VPS. Điều tuyệt vời là chức năng thì chả khác gì Cpanel hay Plesk nhưng nó lại là Control panel free. Nên các bạn yên tâm mà sử dụng nhé.
Hướng dẫn cài đặt VestaCP TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Sentora
Sentora cũng là một phần mềm quản lý hosting được quản lý và phân quyền được xây dựng trên nền Web như Cpanel, Plesk,.. Tuy nhiên nó ít chức năng hơn, gọn nhẹ và miễn phí.
Sentora có các chức năng sau:
- Hỗ trợ nhiều người dùng
- Có khả năng tạo Reseller Account
- Hỗ trợ quản lý số lượng tên miền của từng tài khoản, quản lý băng thông, dung lượng, mail box
- Cho phép thay đổi giao diện, brand name
Để hiểu, cài đặt thành công và sử dụng thành thạo Sentora mời các bạn xem bài viết https://doc.vsis.net/huong-dan-cai-dat-sentora/
Hướng dẫn cà đặt và sử dụng Cyberpanel
CyberPanel là một hosting control thế hệ mới, tích hợp OpenLiteSpeed một web server mã nguồn mở của LiteSpeed Web Server EnterPrise. CyberPanel được thiết kế để cung cấp cho người dùng một web hosting control panel cực tốt về tốc độ, bảo mật và độ tin cậy cao (Speed, Security, Reliability).
Tính năng của Cyberpanel
Xét cho cùng thì Cyberpanel cũng chỉ à Control Panel thôi. Nên nó cũng có đủ các chức năng cần thiết của nó.
- Giao diện web hiện đại, trực quan và dễ sử dụng. Có hỗ trợ tiếng việt.
- Tùy chọn OpenLiteSpeed hoặc LiteSpeed Enterprise.
- Hỗ trợ LSCache.
- MariaDB (tùy chọn các phiên bản 10.0, 10.1, 10.2, 10.3, 10.4).
- Tự động gia hạn miễn phí SSL – Let’s Encrypt.
- Tích hợp sẵn Lightweight DNS Server, Email Server (Rainloop Webmail), giao diện Command Line, FirewallD, SpamAssassin, ModSecurity,…
- Cài đặt WordPress, Drupal, Magento,… chỉ trong một click chuột.
- Hỗ trợ Git (Github, Gitlab).
- Và nhiều thứ hay ho khác nữa….
Xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng CyberPanel tại bài viết này https://doc.vsis.net/cyberpanel-la-gi-huong-dan-cai-dat-cyberpanel/
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng aaPanel
aaPanel được biết đến là một scripts quản lý vps chạy webhosting cực kỳ đơn giản. Nhưng nó cũng đầy đủ và dễ sử dụng. Nếu bạn muốn quản lý webhosting cho cá nhân mà bằng Web thì hãy dùng aaPanel nhé.
Bài viết chi tiết các bạn xem tại đây nhé aaPanel là gì? Hướng dẫn cài đặt aaPanel
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng fastpanel
Fastpanel như các phần mềm quản lý webhost khác mà thôi. Nó như Cpanel hay Direct Admin như ở mức độ đơn giản và nhẹ hơn. Cũng như nó đang free nhé.
Bài viết chi tiết các bạn xem tại đây nhé Fastpanel là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng fastpanel
Trên đây là tổng hợp Các công cụ quản lý VPS để chạy web. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật thêm các công cụ khác để giúp bạn sử dụng VPS được hiệu quả hơn.
Để luôn nhận được các bài viết, thông tin bổ ích hơn. Bạn đừng quên theo dõi chúng tôi trên:
- Website: doc.vsis.net
- Fanpage: https://www.facebook.com/vsisnetidc/